Những thách thức của môi trường trong ngành vận tải biển

Trong nhiều thế kỷ, các chủ tàu đã chiến đấu với thiên nhiên để cố gắng giữ cho tàu của họ không bị rong biển và động vật bám vào. Ngày nay, việc ngăn ngừa quá trình tích tụ hà không chỉ là bảo vệ thân tàu khỏi bị hư hỏng hoặc suy giảm công năng do tải trọng lớn và hao tổn tốc độ.
A ship hull with seaweed

Cùng với việc tuân thủ các quy định mới, các chủ tàu cũng nhận thấy rằng việc nắm bắt các vấn đề “xanh” có thể tăng sức hấp dẫn của tàu và dịch vụ của họ đối với những khách hàng quan tâm đến giấy chứng nhận về môi trường khi nhận thức của cộng đồng ngày càng tăng.

Hai thách thức lớn và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong ngành hàng hải là cắt giảm khí nhà kính (GHG) và ngăn chặn sự phát tán của các loài sinh vật xâm lấn từ quá trình tích tụ hà.

Động lực giảm phát thải KNK bằng các quy định mới

Động lực giảm phát thải khí nhà kính đã thúc đẩy các quy định như Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng (EEDI), Giám sát, báo cáo và xác minh của EU về CO2 (EU MRV) và Hệ thống thu thập dữ liệu của IMO về tiêu thụ nhiên liệu (DCS). Năm nay, MEPC của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã thông qua các biện pháp mới cho thấy các yêu cầu về EEDI đối với các tàu lớn nhất được thực hiện nghiêm ngặt hơn và có hiệu lực sau ba năm.

Một số người có thể cho rằng các biện pháp thu thập dữ liệu chỉ mang tính hình thức và không thực tế, nhưng xét về lâu dài, chúng ta có lý do để tin tưởng rằng EU sau cùng cũng sẽ áp một số dạng thức thuế phát thải carbon. Ở cấp độ quốc tế, viwwjc ban hành các quy định rộng hơn về lượng khí thải carbon có vẻ như chỉ là vấn đề thời gian. Năm 2018, IMO đã đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt về việc giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2050 so với năm 2008.

Ngăn chặn phân tán các loài cũng là tham vọng của IMO và đã được giải quyết một phần nhờ Công ước Ballast Water Convention 2004. Tuy nhiên, nhiều người đồng ý rằng con đường chính gây phát tán các loài sinh vật có hại trên biển vẫn là qua quá trình tích tụ hà trên thân tàu và mỏ neo.

A ship made of green plants, symbolising green shipping

Các hướng dẫn cung cấp hướng tiếp cận nhất quán đối với việc quản lý tình trạng hà bám

Mục tiêu giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường của phương tiện phát tán đã thúc đẩy IMO đưa ra Hướng dẫn kiểm soát và quản lý tình trạng tích tụ hà trên tàu để giảm thiểu phát tán các loài sinh vật xâm lấn. Các hướng dẫn này mang lại hướng tiếp cận nhất quán trên toàn cầu đối với việc quản lý tình trạng tích tụ hà, và hiện tại vẫn chưa có tính chất bắt buộc trừ khi có sắc lệnh của các quốc gia.

Các biện pháp chi tiết trong hướng dẫn có khả năng cao trở thành bắt buộc khi IMO khởi động chương trình GloFouling vào năm 2018. Quá trình xây dựng chương trình phản ánh quá trình xử lý nước dằn và cặn nước dằn được IMO quản lý. Một số quốc gia đã có những yêu cầu riêng liên quan đến thực trạng tích tụ hà, đặc biệt là New Zealand, nơi đã có một số trường hợp tàu bị từ chối nhập cảng hoặc trục xuất khỏi cảng do tình trạng hà bám nghiêm trọng.

Mô hình của New Zealand được giới thiệu vào năm 2018 và có thể trở thành một ví dụ thực tiễn tốt nhất được áp dụng trên toàn thế giới. Úc cũng đã hoàn thành một buổi tham vấn và có kế hoạch đưa ra các biện pháp tương tự. California cũng có các quy định về tích tụ hà có hiệu lực cùng với luật địa phương được ban hành vào năm 2018.

Theo luật pháp của New Zealand, tàu phải nộp thông báo về việc đến và có thể yêu cầu bằng chứng về các biện pháp quản lý và giảm bám bẩn thân tàu trong thời gian cố định trước đó. Các tàu có thể được lệnh rời khỏi lãnh hải ngay lập tức khi phát sinh nghi ngờ về hiện tượng hà bám có khả năng gây hại. Chủ tàu có thể tránh điều này bằng cách làm sạch thân tàu trong vòng 30 ngày trước khi đến hoặc tiến hành khắc phục trong vòng 24 giờ sau khi đến. Dịch vụ vệ sinh thân tàu có thể gây ra những thách thức về môi trường riêng nếu quá trình này thải các sinh vật và thảm thực vật vào môi trường nơi chúng có thể bám vào các tàu hoặc công trình khác trong vùng lân cận.

Đọc thêm

Several vessels at sea

Các hoạt động khó khăn ảnh hưởng đến hiệu suất

Nhiều tàu hoạt động trong những môi trường đầy thử thách và phức tạp, hoặc được triển khai trong những hoàn cảnh hoạt động khó khăn, nơi tình trạng hà bám thân tàu có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả và làm tăng chi phí nhiên liệu.

vessel above water with HullSkater

Jotun ra mắt giải pháp vệ sinh thân tàu tự động

Hầu hết các chủ tàu và nhà khai thác đều đồng ý rằng lớp sơn phủ chống hà và các biện pháp vận hành kết hợp với nhau sẽ có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động của tàu. Thông thường, các đơn vị này đưa ra lựa chọn dựa trên kinh nghiệm về các sản phẩm đã sử dụng.

A ship hull above water

Giải pháp vệ sinh thân tàu (Hull Skating) của Jotun: Hoạt động như thế nào?

Giải pháp bảo vệ thân tàu của Jotun tạo nên cách tiếp cận đột phá đối với hiệu suất của thân tàu đang hoạt động. Đây là cách hoạt động của giải pháp này.